NÂNG CAO VAI TRÒ ĐẠI BIỂU LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
Lượt xem: 239

Quốc hội khoá XIV là một nhiệm kỳ mà trong mỗi kỳ họp đều góp phần hoàn thiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Trong những thành công đó không thể không kể đến những đóng góp của các đại biểu là người dân tộc thiểu số.


http://quochoi.vn/content/tintuc/PublishingImages/1.cu-tri-dan-toc-bo-phieu.jpeg


Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Truyền hình Quốc hội đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh về vai trò của đại biểu người dân tộc thiểu số trong quyết định chính sách dân tộc cũng như giải pháp để các đại biểu người dân tộc thiểu số hoạt động có hiệu quả trong hoạt động chung của Quốc hội.

http://quochoi.vn/content/tintuc/PublishingImages/1000000.na%CC%82ng%20c.jpeg

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh


Phóng viên: Bà có thể phân tích vai trò của đại biểu quốc hội người dân tộc thiểu số trong việc ban hành chính sách dân tộc, thưa bà?

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh: Việc hình thành chính sách cần có sự đóng góp trí tuệ chung của cả Quốc hội, của các tổ chức đoàn thể và của toàn thể nhân dân. Riêng về chính sách dân tộc các đại biểu là người dân tộc thiểu số có một đóng góp nhất định, rất quan trọng.

Họ đã chỉ ra cho mọi người cùng nhìn thấy hiện thực tại những vùng đất mà họ đang sinh sống, họ nêu được nguyện vọng, nhu cầu và khả năng của người dân khi có chính sách để họ tham gia và thực sự là chủ nhân để thực hiện chính sách ấy. Ví dụ như chỉ khi người nghèo mà chủ thể xoá nghèo thì họ mới có thể thoát nghèo.

Thực tế cho thấy chỉ khi nào đồng bào dân tộc thiểu số tự mình tiếp nhận những chính sách ấy và trở thành chủ thể với sự tạo điều kiện của nhà nước thì họ mới có thể thực sự thay đổi. Tôi nghĩ đó cũng là mong đợi chung của Quốc hội.

Phóng viên: Vậy cụ thể đóng góp của các đại biểu người dân tộc thiểu số trong nhiệm kỳ khoá XIV như thế nào, thưa bà?

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh: Qua hoạt động của các đại biểu Quốc hội của nhiệm kỳ vừa qua cho thấy, đại biểu là người dân tộc thiểu số đã phát huy được trách nhiệm, nghĩa vụ và cả quyền lợi của mình để đại diện cho hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số ngày một tích cực hơn, chất lượng được nâng cao hơn.

Các đại biểu người dân tộc thiểu số cùng với các đại biểu người đa số sâu sát hơn với cơ sở, phản ánh thực tế hơn về chế độ, chính sách cũng như quyền lợi, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số với vùng đất mình đang sống, với cả quốc gia của mình, họ chính là những người lắng nghe được tiếng nói của người dân bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau nhưng cùng chung 1 ý chí là vươn lên để xoá đói giảm nghèo và phát triển toàn diện.

Phóng viên: Theo bà, làm thế nào để các đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn có đảm bảo tính kế thừa và phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng hơn nữa trong hoạt động chung của Quốc hội.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh: Để các đại biểu là người dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy khả năng của mình, đóng góp nhiều hơn nữa thì trong thời gian tới, công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đối với các đại biểu quốc hội ở các lĩnh vực khác nhau cần được đặt ra, đặc biệt là các hoạt động chuyên ngành, chuyên môn, các đại biểu các cơ sở, cơ quan của Đảng, Nhà nước tổ chức chính trị xã hội.

Công tác đào tạo bồi dưỡng này ngoài việc tổ chức theo kế hoạch, theo giai đoạn thì cần thiết có các cuộc đánh giá thực tiễn, để thấy cần bổ sung điều gì quan trọng trong từng giai đoạn đối với từng đại biểu.

Một điều nữa là trong công tác nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cần giúp họ có kỹ năng phương pháp giám sát thực tiễn đầy đủ hơn đúng các nội dung cần đạt tới trong các  lĩnh vực khác nhau, việc giám sát của đại biểu dân tộc thiểu số sẽ có tác dụng rất tích cực là tập hợp được nhiều tư tưởng, tình cảm, khát vọng, nhu cầu thực tiễn và cả những thay đổi cần có để phát triển mạnh hơn và sáng tạo được đặt ra ở cơ sở.

Tôi cũng thấy rằng, các đại biểu là người dân tộc thiểu số ở địa phương, ở các lĩnh vực khác nhau cũng cần bổ sung toàn diện hơn, đặc biệt là các đại biểu được phân công là lãnh đạo ở các bộ ngành, nhất là những người trực tiếp tham mưu cho đảng, nhà nước về công tác dân tộc, vì họ là nơi có thể tổng hợp đầy đủ nhất, sâu sắc nhất về những vấn đề triển khai, xây dựng cung xnhuw thực hiện chính sách dân tộc vì trong họ có đội ngũ giúp việc, chuyên gia đầu ngành, kể cả những nhà khoa học phân tích đánh giá cho họ có đầy đủ các luận cứ, ví dụ cụ thể để báo cáo với Quốc hội cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau và cái gì cần thiết cho cả một giai đoạn dài hơi hơn.

Phóng viên: Xin cảm ơn bà!


(Theo Trang TTĐT Hội đồng bầu cử quốc gia)


Hoàng Nguyễn
Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement

Thông tin mới nhất

Hoi dap

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
 
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang