Giám sát tình hình quản lý và cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại một số sở
Lượt xem: 318

Ngày 14/3, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Mạc Thanh Tâm, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát tình hình quản l‎ý và cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 tại các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đồng chí Mạc Thanh Tâm, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát.

 

Giai đoạn 2017 - 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia thực địa, đóng góp ý kiến bổ sung quy hoạch đề nghị mở rộng diện tích quy hoạch trên 64 mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường, trong đó, UBND tỉnh đã phê duyệt bổ sung quy hoạch và mở rộng diện tích 37 mỏ. Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường giai đoạn 2017 - 2021 đạt trên 141,88 tỷ đồng.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, thẩm định trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 9 dự án khai thác làm VLXD thông thường với 78,7 tỷ đồng, tổng diện tích sử dụng đất 95 ha. 

Sở Xây dựng tham mưu UBND, HĐND tỉnh phê duyêt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD tỉnh Cao Bằng đến năm 2020. Thường xuyên đôn đốc, phổ biến cho các đơn vị khai thác, sản xuất VLXD thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan... Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 33 mỏ còn hiệu lực giấy phép khai thác, trong đó có 24 mỏ đá với tổng công suất thiết kế khai thác 618.000 m3 nguyên khối/năm; hằng năm cung ứng sản lượng đá làm VLXD thông thường cho thị trường khoảng 800.000 - 900.000 m3 đá thành phẩm/năm; 7 mỏ cát, sỏi được cấp phép khai thác cung ứng lượng cát, sỏi cho thị trường khoảng 300.000 m3/năm; về vật liệu sét gạch, ngói, phụ gia sản xuất VLXD, có 2 mỏ sét với tổng công suất thiết kế khai thác 85.000 m3/năm.

Tuy nhiên, do quy hoạch được lập trước thời điểm Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực nên việc thực hiện quy hoạch theo luật còn nhiều khó khăn như: chưa xác định được vị trí, diện tích của từng khu vực khoáng sản thuộc quy hoạch; chưa làm rõ dự kiến quy mô, công suất khai thác, trình độ công nghệ đối với các mỏ, nhóm mỏ...

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu kiến nghị tại buổi giám sát.

 

Các sở, ngành kiến nghị: Các bộ, ngành Trung ương xem xét ban hành tiêu chí hoạt động khoáng sản VLXD liên quan đến chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến quốc lộ và cảnh quan môi trường; xây dựng ban hành chính sách ưu đãi đối với khai thác cát, sỏi, quy định khuyến khích sử dụng cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên; quy định bổ sung điều chỉnh khung giá tính thuế tài nguyên với thủ tục đơn giản. UBND tỉnh xem xét chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đề cương và dự toán kế hoạch phát triển VLXD tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Mạc Thanh Tâm đề nghị các sở, ban, ngành thực hiện nghiêm các quy hoạch khoáng sản làm VLXD được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, đoàn ghi nhận, đưa vào báo cáo trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét.

(Theo Báo Cao Bằng)

Dẫn nguồn: Lục Canh
image advertisement

Thông tin mới nhất

Hoi dap

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
 
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang