Giả danh cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, tòa án, hải quan…), văn phòng luật sư, ngân hàng… gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền hoặc hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo.
Lượt xem: 42
Đây là hình thức lừa đảo đã xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Các đối tượng lợi dụng tâm lý hoang mạng, lo sợ của người dân khi bị cơ quan chức năng thông báo liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật. Chúng sử dụng các ứng dụng gọi điện thoại giả mạo danh nghĩa cơ quan chức năng, tiến hành theo từng bước: thu thập thông tin cá nhân, đe dọa liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu chuyển tiền phục vụ công tác điều tra. Ngoài ra, chúng tạo nhiều trang mạng xã hội giả mạo cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, tòa án, luật sư…) đăng tin quảng cáo hoặc chủ động liên hệ các nạn nhân đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bởi các hình thức khác và tuyên bố có thể giúp lấy lại tiền bị lừa, yêu cầu chuyển khoản phí dịch vụ trước nhằm chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu:
- Nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ hoặc tổng đài ảo (113, BOCONGAN…) thông báo về hành vi vi phạm pháp luật (vi phạm giao thông, liên quan vụ án đang điều tra…). Qua cuộc gọi này, các đối tượng sẽ thu thập thông tin cá nhân của người dân và đe dọa, gây áp lực tâm lý nhằm không cho người dân có cơ hội hỏi ý kiến người thân hoặc cơ quan chức năng. Sau khi thu thập được thông tin, chúng sẽ kết nối người dân đến cuộc gọi khác được giới thiệu là cơ quan kiểm sát, tòa án… để tiếp tục gây áp lực tâm lý, yêu cầu người dân chuyển tiền ngay đến tài khoản của chúng để phục vụ công tác điều tra hoặc xử lý vi phạm giao thông.
- Các đối tượng kết nối với người dân thông qua tài khoản mạng xã hội, tự xưng là cán bộ cơ quan công quyền, thông báo người dân liên quan đến vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi gây áp lực tâm lý, chúng yêu cầu nạn nhân mở tài khoản ngân hàng mới theo số điện thoại do chúng cung cấp, sau đó chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của nạn nhân (tài khoản liên quan đến vụ án như đối tượng thông báo) đến tài khoản mới mở để niêm phong, tạm giữ nhằm chiếm đoạt số tiền này.
- Các đối tượng thường gợi ý về việc nếu không thể đến cơ quan chức năng làm việc thì chúng hỗ trợ làm việc thông qua điện thoại. Khi người dân đề nghị gặp mặt, chúng có thể sử dụng công nghệ giả mạo gương mặt (deepfake) với trang phục công an, kiểm sát, tòa án… để gọi điện video với người dân, tìm cách lẩn tránh không gặp mặt trực tiếp.
- Một số nạn nhân sau khi bị lừa đảo bởi các hình thức khác có thể nhận được đề nghị giúp đỡ lấy lại tiền từ các tài khoản mạng xã hội giả mạo cơ quan chức năng (công an, kiểm sát, luật sư…). Các đối tượng thường tạo các trang mạng xã hội đăng nhiều thông tin cảnh báo lừa đảo, thêm người dân vào các nhóm chung với nhiều thành viên đóng vai nạn nhân trong các vụ lừa đảo khác đã lấy được tiền hoặc cũng đang nhờ sự trợ giúp để lấy lại tiền. Khi nạn nhân đồng ý, chúng sẽ yêu cầu chuyển trước khoản phí dịch vụ và chiếm đoạt số tiền này.
* Biện pháp phòng tránh:
- Cảnh giác khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ cơ quan công quyền, liên hệ cơ quan chức năng nơi gần nhất hoặc số điện thoại của cơ quan công quyền đăng tải trên các trang chính thống để xác thực thông tin trước khi làm theo yêu cầu của người kết nối. Lưu ý: cơ quan chức năng không làm việc qua điện thoại, chỉ làm việc tại trụ sở cơ quan.
- Không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai thông qua điện thoại khi chưa xác thực chính xác danh tính của người liên hệ với mình.
- Không tin vào các lời quảng cáo hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ vụ việc, làm việc trực tiếp với nạn nhân, không hỗ trợ lấy lại tiền qua mạng.
- Luôn luôn giữ tâm lý bình tĩnh khi nhận được cuộc gọi thông báo liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hoặc sau khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trình báo đến cơ quan Công an nơi sinh sống, làm việc để được hướng dẫn cụ thể, không làm theo đề nghị của các cá nhân, tổ chức khi chưa xác thực danh tính.
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'BỘ CÔNG AN CÔNG AN TÍNH CAO BẰNG CẢNH BÁO GIẢ DANH CÔNG AN THÔNG BÁO ĐIỀU TRA HOẶC HỖ TRỢ THU HỒI TÀI SẢN CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN 충기 Sử dụng số điện thoại rác gọi điện thông báo về hành vi vi phạm pháp luật SCT Gọi video để gây áp lực tâm lý, yêu cầu nộp tiền để chứng minh trong sạch Mạo danh Công an, Luật sư quảng cáo có thể lấy lại số tiền đã bị lừa đảo'
Thực hiện: Vũ Quang - Lê Nam.
Tin khác
1 2 
image advertisement

Thông tin mới nhất

Hoi dap

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
 
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang